Chú thích Cấp Ảm

  1. Nay là tây nam địa cấp thị Bộc Dương, Hà Nam.
  2. Chi tiết về thời gian dựa theo Tư trị thông giám quyển 17, Hán kỷ 9.
  3. 1 2 3 4 5 Chi tiết về thời gian dựa theo Tư trị thông giám quyển 19, Hán kỷ 11.
  4. Chi tiết về thời gian dựa theo Tư trị thông giám quyển 20, Hán kỷ 12.
  5. Theo tự điển Thiều Chửu: hai mươi bốn 铢/thù là một lạng, một lạng ngày xưa tức là nửa lạng bây giờ.
  6. Nhà Hán quy định các loại hàng hóa sau không được đem ra khỏi biên quan: tiền tệ, đồ sắt, binh khí, cung nỏ và gia súc còn sống (sinh khẩu, chủ yếu là ngựa). Việc buôn bán các loại hàng hóa này cũng bị cấm tại Trường An, là nơi có nhiều sứ đoàn Hung Nô.
  7. Điền Phẫn là em cùng mẹ khác cha của Hiếu Cảnh hoàng hậu Vương Chí – mẹ của Hán Vũ đế. Xem Sử ký – Ngụy Kỳ, Vũ An hầu liệt truyện.
  8. Căn cứ vào Tư trị thông giám quyển 19, Hán kỷ 11, thì Ảm chỉ ở nhà trong khoảng 1 năm.
  9. Cái hầu Vương Tín là em trai củ Hiếu Cảnh hoàng hậu Vương Chí.
  10. Bùi Nhân là con trai của Bùi Tùng Chi, người đời gọi Bùi Tùng Chi, Bùi Nhân và Bùi Tử Dã là Sử gia tam Bùi.
  11. Ở đoạn sau của truyện này, nhân vật Trang Trợ được Hán thư đổi là Nghiêm Trợ.
  12. Xem thêm trên thivien.net
  13. Xem thêm tại thivien.net
  14. Theo tự điển Thiều Chửu, Sử là một chức quan coi về việc văn thư, trong các quan thự (sở quan) đời Hán có nhiều cấp bậc: Thiếu sử, Thuộc sử,... đều ở trên Tốt sử.
  15. 卒史/tốt sử (tốt: lính), là một viên thư lại cấp thấp trong quan thự đời Hán. Sử ký – Nho lâm liệt truyện chép: “Theo lệ từ 100 thạch trở xuống, bổ làm tốt sử của quận thái thú.” Nhan Sư Cổ – Hán thư chú dẫn Thần Toản (Tây Tấn) – Hán thư tập giải âm nghĩa rằng: “Bổng lộc (秩/trật) của tốt sử là 100 thạch (/năm).”
  16. Thư tá tức là viên lại phụ tá (佐吏/tá lại) phụ trách văn thư. Hồ Tam Tỉnh chú giải Tư trị thông giám chép: “Thư tá, giữ giấy, bút.”
  17. Theo tự điển Thiều Chửu, làm việc xét nét nghiêm ngặt quá đều gọi là hà.
  18. Lão tử – Đạo đức kinh (dịch giả Nguyễn Hiến Lê), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, NPH Fahasa, tháng 03/2006, ISBN 8935077006773
  19. Câu nói của Đỗ Khâm nằm trong Hán thư – Phùng Dã Vương truyện, nội dung lược giản như sau: Cuối đời Tây Hán, Vương Chương lấy cớ có điềm gở, tiến cử Phùng Dã Vương (con trai danh tướng Phùng Phụng Thế) thay thế ngoại thích Vương Phượng, nhưng Phượng làm tội Chương, khiến Dã Vương khiếp sợ, xưng bệnh, được tứ cáo (cho nghỉ). Sau 3 tháng, Dã Vương lại xưng bệnh, đem gia đình quay về quê nhà, Vương Phượng sai ngự sử hặc tội Dã Vương đang nghỉ bệnh mà tự ý rời nhiệm sở, khiến Dã Vương bị bãi miễn quan chức. Dã Vương là trường hợp đầu tiên bị xử phạt vì nhận ‘tứ cáo’ mà rời nhiệm sở; Đỗ Khâm – vốn được Vương Phượng cất nhắc – nài xin cho Dã Vương, nhưng Phượng không nghe.
  20. Theo tự điển Thiều Chửu, Xã là thần đất, Tắc là thần lúa.
  21. 织成/chức thành: vật dụng dệt bằng tơ lụa, có tơ màu (thái ti) và sợi vàng (kim lũ) thêu nên hoa văn; từ đời Hán được đế vương, công khanh sử dụng.
  22. Nguyễn Hiến Lê – Mặc Học. Mặc Tử và Biệt Mặc, Nhà xuất bản Văn Hóa, 1995, trang 418 dịch nghĩa 尚同/Thượng đồng là Tán đồng với người trên.
  23. Hoàn Khoan biên soạn Diêm thiết luận, miêu thuật tình hình chánh trị, kinh tế, quân sự,... mọi mặt thời Hán Vũ đế, dâng lên Hán Chiêu đế.
  24. Doãn Đạc là gia thần của Triệu Ưởng, làm trái lời Ưởng mà tu sửa thành Tấn Dương. Về sau Tấn Dương trở thành nơi lánh nạn của con cháu họ Triệu, Doãn Đạc được lập miếu thờ ở đấy.
  25. Nay là phía bắc trấn Diêu Điếm, khu Vị thành, địa cấp thị Hàm Dương, Thiểm Tây
  26. Hán cựu nghi có 4 quyển, là tài liệu ghi chép các hoạt động của triều đình nhà Hán: sanh hoạt của hoàng đế, quan chế, quyền hạn của quan chức, chế độ dành cho hậu cung và thái tử, 20 đẳng tước,... Ngày nay quen gọi là Hán quan cựu nghi, nhằm phân biệt với Hán quan nghi, chỉ còn lại chưa đến 2 quyển.
  27. 胡市/Hồ thị tức là việc giao dịch với người Hồ (cụ thể là Hung Nô, nói chung là ngoại tộc).
  28. 符传/phù truyền, trong dân sự: một loại thẻ làm tin, cho phép ra vào biên quan; trong quân sự: tức là binh phù.